Một số dự định thay đổi quốc ca không thành công Quốc_ca_Việt_Nam

Việt Nam Cộng hòa

Năm 1956, khi Quốc hội Lập hiến Việt Nam Cộng hòa soạn thảo hiến pháp, họ đã có ý chọn quốc ca mới. Bài Việt Nam minh châu trời Đông của Hùng Lân và bài Việt Nam, Việt Nam của Phạm Duy được chú ý nhiều nhất. Nhưng sau đó quốc hội tuyên bố không chọn được bài nào và giữ nguyên bài Tiếng gọi công dân. Việt Nam Quốc dân Đảng chọn Việt Nam minh châu trời Đông làm đảng ca.

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 28/4/1981, các tờ báo lớn ở Việt Nam đồng loạt đăng thông báo về việc tổ chức cuộc thi sáng tác quốc ca mới. Thời hạn gửi bài dự thi là từ 19/5-19/12/1981.[5] Kết thúc vòng I của cuộc thi, Hội đồng giám khảo cuộc thi sáng tác Quốc ca mới đã chọn được 74 bài để tham dự vòng II. Tại vòng II, hội đồng giám khảo chọn được 17 bài để tham dự vòng III là:[6]

  1. Việt Nam - Việt Nam (nhạc của Văn An, lời của Tạ Hữu YênVăn An).
  2. Việt Nam nắng hồng (nhạc của Hồ Bắc, lời thơ của Xuân Thủy).
  3. Quốc ca Việt Nam (của Trọng Bằng).
  4. Tổ quốc ta (nhạc của Lưu Cầu, lời của Diệp Minh Tuyền).
  5. Vinh quang Việt Nam (của Huy Du).
  6. Mở hướng tương lai (của Vân Đông).
  7. Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh (của Ngô Sĩ Hiển).
  8. Việt Nam bốn ngàn năm lịch sử (của Nguyễn Thị LanTrần Ngọc Huy).
  9. Việt Nam non nước ngàn năm (của Chu Minh).
  10. Việt Nam Tổ quốc ta (của Đỗ Nhuận).
  11. Tổ quốc (của Nguyên Nhung).
  12. Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (nhạc của Lưu Hữu Phước, lời của Lưu Hữu PhướcHuỳnh Văn Tiểng).
  13. Việt Nam quang vinh (nhạc của Phạm Đình Sáu, ý thơ của Xuân Thủy).
  14. Ngợi ca đất nước (của Nguyễn Trọng Tạo).
  15. Việt Nam nắng hồng (nhạc của Ngô Quốc Tính, lời thơ của Xuân Thủy).
  16. Tổ quốc vinh quang (của Nguyễn Đức Toàn).
  17. Quốc ca Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (của Hoàng Vân).

Sau đó, cũng trong năm 1982, Ban vận động sáng tác Quốc ca mới và Hội đồng giám khảo sáng tác Quốc ca mới đề nghị Quốc hội Việt Nam cho phép kéo dài thời gian nhận bài dự thi thêm 6 tháng (từ 1/1-30/6/1983). Từ những bài dự thi mới và những bài cũ đã được chỉnh sửa lại Hội đồng giám khảo sẽ chọn ra 5 bài khá nhất trình lên Hội đồng Nhà nước sơ thẩm. Nếu được Hội đồng Nhà nước đồng ý, 5 bài này sẽ được trình lên Quốc hội để chọn lấy 1 bài làm quốc ca mới.[6] Tác phẩm được chọn làm quốc ca là "Tổ Quốc" của Nguyên Nhung, tuy nhiên từ đó cho đến nay không có thông tin công khai nào được đưa ra từ phía Quốc hội, Chính phủĐảng Cộng sản Việt Nam.

Sáng ngày 4/6/2013, tại phiên thảo luận của Quốc hội Việt Nam về "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992", khi góp ý về điều 13 chương I của "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992", Huỳnh Thành, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, đã đề nghị sửa lại lời của quốc ca, tức bài Tiến quân ca, còn phần nhạc thì giữ nguyên.[7][8][9][10] Đề xuất này không được chấp nhận, "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992" do Quốc hội Việt Nam thông qua sáng ngày 28/11/2013 vẫn xác định quốc ca của Việt Nam là nhạc và lời bài Tiến quân ca của Văn Cao.[11][12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc_ca_Việt_Nam http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/de-xuat-doi-l... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/quoc-hoi-thon... http://nghiencuuquocte.org/2017/01/28/hoi-ky-tuong... http://www.nguoiduatin.vn/ve-de-xuat-sua-loi-quoc-... http://quochoi.vn/tulieuquochoi/anpham/Pages/anpha... http://thanhnien.vn/thoi-su/chinh-thuc-cong-bo-du-... http://www.tienphong.vn/xa-hoi-phong-su/sua-quoc-c... http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20130604/de... http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20131128/sa...